Tìm hiểu thủ tục đăng ký điện 3 pha 2021?

Tìm hiểu thủ tục đăng ký điện 3 pha 2021?

Ngày càng nhiều hộ gia đinh, doanh nghiệp sử dụng điện 3 pha. Vậy điện 3 pha là gì, thủ tục đăng ký điện 3 pha như thế nào? Những lưu ý khi sử dụng điện 3 pha.

1. Điện 3 pha là gì?

Điện 3 pha thường được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất trong công nghiệp sử dụng các thiết bị điện có công suất cao, với mục đích giảm tổn hao điện năng. Điện 3 pha gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát các đường dây điện hạ thế quanh khu cực đang sinh sống.

thu-tuc-dang-ky-dien-3-pha

Hình ảnh điện 3 pha

2. Thủ tục đăng ký điện 3 pha

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ra Quyết định số 505/QĐ-EVN ngày 15/5/2017, về việc ban hành Quy định cung cấp các dịch vụ điện áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Trong đó, có nêu chi tiết đó là dịch vụ cung cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (220/380V), các thủ tục cho khách hàng mua điện 3 pha sinh hoạt và ngoài sinh hoạt. Cụ thể, thủ tục đăng ký điện 3 pha và các giấy tờ cần thiết như sau:

2.1 Khách hàng mua điện ngắn hạn ngoài sinh hoạt 3 pha

Đối với khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt 3 pha có thời hạn sử dụng ít hơn 12 tháng, khi lắp điện 3 pha cần các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ xác định chủ thể hợp đồng mua bán điện
  • Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện
  • Giấy bảo lãnh của Ngân hàng hoặc đặt cọc
  • Giấy đề nghị mua điện
  • Giấy tờ tùy thân (của cá nhân – đối với hộ gia đình; hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức)

Chi tiết các loại giấy tờ:

  • Giấy tờ xác định chủ thể hợp đồng mua bán điện(HĐMBĐ)  khách hàng cần chuẩn bị một trong các loại giấy tờ có tên của Tổ chức/cá nhân tại địa điểm mua điện sau: Hộ khẩu thường trú hoặc Sổ tạm trú; Giấy ủy quyền có chữ ký của các hộ dùng chung; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Hợp đồng mua bán nhà; Quyết định phân nhà; Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên và có sự đồng ý của chủ sở hữu; Hợp đồng thuê địa điểm và đồng ý của chủ sở hữu; Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập đơn vị; Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Giấy tờ tùy thân– khách hàng cần chuẩn bị một trong những loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước công dân; Giấy chứng minh công an nhân dân; Giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân; Hộ chiếu hoặc Giấy xác nhận nhân thân của công an phường, xã (yêu cầu có ảnh đóng dấu giáp lai).
  • Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện –khách hàng cần chuẩn bị một trong các loại giấy tờ này: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Biên bản khảo sát cấp điện của Điện lực/công ty Điện lực; Quyết định thành lập đơn vị; Thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

2.2 Khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt 3 pha

Khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hành chính, sự nghiệp, khu công nghiệp, bán buôn điện), có nhu cầu lắp điện 3 pha, có công suất lớn nhất <40kW cần các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ xác định chủ thể hợp đồng mua bán điện
  • Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện
  •  
  • Giấy đề nghị mua điện
  • Giấy tờ tùy thân (của cá nhân – đối với hộ gia đình; hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức)

Với những khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt 3 pha, có công suất lớn nhất ≥ 40kW, ngoài 4 loại giấy tờ trên, trong thủ tục lắp điện 3 pha còn cần thêm Bản đăng ký biểu đồ phụ tải (trường hợp khách hàng sản xuất, kinh doanh dịch vụ).

thu-tuc-dang-ky-dien-3-pha

2.3 Khách hàng mua điện sinh hoạt 3 pha

Các khách hàng mua điện để sử dụng tiêu dùng cho các nhu cầu sinh hoạt gia đình hàng ngày muốn lắp điện 3 pha, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân (của cá nhân – đối với hộ gia đình; hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức)
  • Giấy tờ xác định chủ thể hợp đồng mua bán điện
  • Giấy đề nghị mua điện

Trong trường hợp khách hàng mua điện sinh hoạt 3 pha, sử dụng chung công tơ, ngoài 3 loại giấy tờ trên còn cần thêm:

  • Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú/xác nhận công an quản lý trên địa bàn của các hộ dùng chung
  • Giấy ủy quyền có chữ ký của các hộ dùng chung

2.4 Thời gian giải quyết thủ tục

Thời gian giải quyết thủ tục lắp điện 3 pha như sau:

  • Thành phố, thị xã, thị trấn: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Nông thôn: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Nếu phải lắp dựng thêm cột/cáp ngầm/lắp đặt máy biến dòng điện: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

thu-tuc-dang-ky-dien-3-phaCần liên hệ đơn vị điện lực khi gia đình/doanh nghiệp bạn có nhu cầu lắp điện 3 pha (Ảnh minh họa internet)

3. Lắp điện 3 pha hết bao nhiêu tiền?

Chi phí lắp điện 3 pha mà khách hàng phải chuẩn bị là toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt dây dẫn điện từ sau công tơ vào nhà/địa điểm lắp đặt (trừ aptomat bảo vệ công tơ). Trong trường hợp gia đình/doanh nghiệp bạn phải thuê đơn vị Điện lực thực hiện thì sẽ bao gồm cả thuế và phí theo quy định của Nhà nước.

Còn các chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt, các khoản thuế và phí (theo quy định của Nhà nước) nhằm lắp đặt nhánh rẽ từ lưới điện hạ áp đến công tơ và aptomat bảo vệ công tơ thì sẽ do đơn vị Điện lực đầu tư.

Nhìn chung, chi phí lắp điện 3 pha là khoảng trên dưới 10 triệu đồng. Để biết chính xác với trường hợp gia đình/doanh nghiệp mình khi lắp điện 3 pha hết bao nhiêu tiền, bạn nên liên hệ trực tiếp công ty Điện lực ở khu vực, họ sẽ tư vấn chi tiết.

4. Những lưu ý khi sử dụng điện 3 pha

Khi sử dụng điện 3 pha, ngoài những lưu ý để đảm bảo an toàn điện, tránh các nguy cơ chập, cháy điện gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của chính mình và những người xung quanh, bạn cần nhớ tránh các hành vi bị cấm quy định trong Luật điện lực 2004 như sau:

– Hành vi phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.

– Hành vi hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.

– Tự ý đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.

– Hành vi vi phạm các quy định về an toàn điện (bao gồm trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện).

– Hành vi gây cản trở cho việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.

– Hành vi trộm cắp điện.

– Các hành vi sử dụng điện để thực hiện việc bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ (trừ những trường hợp được quy định trong Điều 59 của Luật điện lực 2004).

– Các hành vi vi phạm quy định về việc bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.

– Hành vi cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền cũng như lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.

– Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.

– Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.

Hi vong những thông tin chi tiết về các giấy tờ, thủ tục lắp điện 3 pha, chi phí lắp điện 3 pha hết bao nhiêu tiền, những lưu ý quan trọng khi sử dụng điện 3 pha. Đã giúp giải đáp các thắc mắc cho bạn xung quanh việc lắp đặt nguồn điện 3 pha cho gia đình/doanh nghiệp mình.

Xem thêm:

Nguồn: Tổng hợp