Điện mặt trời áp mái: Hoàn vốn sau 5 năm và sinh lợi trên 20 năm

Điện mặt trời áp mái: Hoàn vốn sau 5 năm và sinh lợi trên 20 năm

Điện mặt trời áp mái: Hoàn vốn sau 5 năm và sinh lợi trên 20 năm

Trong xu thế sống sạch và xanh hiện nay, điện mặt trời áp mái hay còn gọi lắp điện mặt trời trên mái nhà rooftop. Đang phát triển mạnh mẽ trở thành điểm nhấn, là một trong những ngành đầy tiềm năng. Đặc biệt tron phân khúc hộ gia đình và doanh nghiệp,giúp nhiều người dân tiếp cận điện từ mặt trời như một giải pháp thông minh.

Theo một số liệu thống kê vào cuối năm 2018, trên cả nước có hơn 748 dự án điện mặt trới áp mái được triển khai. Với tổng công suất là 11,55 MWp, có thể nói đây là một thị trường nhiều tiềm năng. Bởi chi phí lắp đặt khá phù hợp với khả năng đầu tư của nhiều gia đình. Bạn có thể tham khảo các gói dự án tại đây

Tại TP HCM hiện nay có hơn 277.000 mái nhà đủ điều kiện để lắp đặt điện mặt trời. Tính chung, tiềm năng của thị trường hiện tại lên đến 6.000 MWp. Nếu phát huy tối đa thị trường điện mặt trời áp mái, Việt Nam sẽ có một nguồn cung điện năng rất lớn và chủ động được nguồn điện, được xem là nền tảng để phát triển kinh tế đất nước hiện nay.

Điện mặt trời áp mái – Có hoàn vốn như mong đợi ?

Điện mặt trời áp mái

Điện mặt trời áp mái là thị trường nhiều tiềm năng

Vì vậy để tận dụng diện tích mặt bằng mái lớn tại các khu dân cư, vốn có cơ sở hạ tầng điện lưới đầy đủ. Là điều kiện thuận tiện trong việc nối lưới và phát huy tối đa tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam. Có thể nói điện mặt trời áp mái được xem là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay. Hơn thế nữa Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chủ trương lắp đặt điện mặt trời áp mái. Trước mắt EVN đã thí điểm lắp đặt tại các tòa nhà. Trụ sở văn phòng trong nội bộ EVN rồi sau đó mới được ứng dụng đến các khách hàng bên ngoài.

Với mức giá dưới 23.000 đồng/Wp (đã bao gồm VAT) hiện nay, đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái các gia đình có thể hoàn vốn nhanh trong vòng 5 năm và sinh lợi trong 20-25 năm, nên đây được xem là thời điểm tốt nhất để mỗi gia đình sở hữu hệ thống điện mặt trời với chi phí hợp lý.

Ông Nguyễn Tấn Lộc – Nguyên Phó tổng Giám đốc EVN, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Công nghệ Kĩ thuật Việt Nam chia sẻ: Điện mặt trời áp mái là giải pháp sẽ đóng góp một sản lượng điện vô cùng lớn nếu khuyến khích được các hộ gia đình cùng tham gia vào. Cách đây 5 năm, gói 1kWp giá khoảng 60 triệu, nhưng thời điểm hiện tại giảm xuống còn 23 triệu (giảm hơn 60%) mà chất lượng lại còn tốt hơn. Khi nhiều gia đình đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái, đất nước sẽ tiết kiệm được rất nhiều sản lượng điện, giảm gánh nặng đầu tư thêm những nhà máy điện mới.