Chủ động chi phí năng lượng cho doanh nghiệp: Bài học nhìn từ châu Âu
Giá điện tăng cao kỷ lục, cuộc khủng hoảng năng lượng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp châu Âu khi họ buộc phải cắt giảm sản lượng, tăng giá thành sản phẩm – đồng nghĩa với sức cạnh tranh bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí phải đóng cửa nhà máy…
Doanh nghiệp chật vật khi chi phí năng lượng tăng cao
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2, châu Âu đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng. Nhưng bất chấp nỗ lực nhằm tăng nguồn cung năng lượng cũng như giảm lạm phát, giá năng lượng tại châu Âu vẫn tăng cao kỷ lục, trong tháng trước đạt mức tăng 41,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối phó với khủng hoảng năng lượng, châu Âu hối thúc các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp thực hiện các chính sách tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, thách thức chưa dừng lại khi cuộc khủng hoảng năng lượng đang bước vào giai đoạn “đáng sợ” – như nhận định của một số đơn vị nghiên cứu năng lượng quốc tế. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí phải cắt giảm sản xuất, đóng cửa nhà máy.
Theo số liệu từ Hiệp hội dệt may châu Âu Euratex, tại nhiều doanh nghiệp dệt may, chi phí năng lượng đã tăng từ mức chỉ 5% lên đến 25% chi phí sản xuất, khiến tỷ suất lợi nhuận sụt giảm. Giá năng lượng tăng quá cao đến nỗi các nhà cung cấp năng lượng đã yêu cầu doanh nghiệp phải nộp tiền đảm bảo tại ngân hàng hoặc trả trước tiền mặt để trang trải cho hóa đơn năng lượng dự kiến của nhiều tháng – do lo ngại không được thanh toán.
Chi phí năng lượng bị đội lên khiến nhiều công ty phải tăng giá sản phẩm. Công ty hóa chất Lanxess có trụ sở tại Cologne (Đức), chuyên cung cấp hóa chất cơ bản cho thị trường dược phẩm, đã tăng giá cơ sở lên 35% khi giá năng lượng bắt đầu tăng. Giá sản phẩm tăng cao đột ngột sẽ khiến doanh nghiệp bị suy giảm sức cạnh tranh nghiêm trọng, trong bối cảnh lạm phát tăng cao và người dân phải thắt chặt chi tiêu.
Đáng ngại hơn, do giá năng lượng tăng quá cao và nhu cầu tiêu dùng giảm, nhiều công ty đã buộc phải cắt giảm sản lượng. Ước tính từ ngân hàng đầu tư Jefferies, gần 10% dây chuyền sản xuất thép thô của châu Âu đã tạm ngừng hoạt động trong những tháng gần đây. Một hãng sản xuất thép lớn bậc nhất châu Âu là ArcelorMittal cũng dự báo rằng trong quý này, sản lượng của họ sẽ giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) trên 24.000 doanh nghiệp cũng cho thấy, hơn 1/4 doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất và 16% trong lĩnh vực ô tô buộc phải cắt giảm sản xuất, trong khi 17% các công ty trong lĩnh vực ô tô đang có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất ra nước ngoài – sang những địa điểm có năng lượng giá rẻ hơn, đáng tin cậy hơn.
Việc giảm hoặc ngừng xuất khẩu, dù là tạm thời, cũng dẫn đến nguy cơ mất thị phần vĩnh viễn. Thậm chí, nhiều công ty đã phải tuyên bố phá sản.
Khủng hoảng năng lượng đang đe dọa hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tại châu Âu (Ảnh minh họa internet)
Chủ động chi phí năng lượng – không chỉ là tối ưu lợi nhuận
Chi phí năng lượng là một trong các chi phí sản xuất – vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kết quả một cuộc thăm dò về Tiêu thụ Năng lượng của NFIB (Liên đoàn Kinh doanh Độc lập Quốc gia, Mỹ), chi phí năng lượng là một trong ba chi phí kinh doanh hàng đầu của 35% doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, nhiều thông tin đã chỉ ra rằng ở nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có những thời điểm chi phí năng lượng chiếm đến hơn 60% giá thành của sản phẩm.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết giảm chi phí năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận kinh doanh và cho phép tối ưu giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh tối ưu lợi nhuận, chủ động chi phí năng lượng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt các rủi ro khi giá năng lượng tăng cao. Trong bối cảnh giá năng lượng đang trở thành vấn đề nóng hổi trên toàn cầu, câu chuyện không chỉ là an ninh năng lượng quốc gia mà còn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp bài toán về tự chủ năng lượng và quản lý năng lượng – tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Trong khi đó, mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã đề xuất tăng giá điện do chi phí sản xuất điện tăng cao vì giá nhiên liệu đầu vào (than, dầu, khí) tăng, tài chính khó cân đối, ảnh hưởng đến việc cấp điện. Tuy chưa rõ mức đề xuất cụ thể của EVN, nhưng theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, mức tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã “vượt thẩm quyền của EVN theo Quyết định 24”, tức là tăng trên 5%.
Chủ động ứng phó với tình trạng chi phí điện, nhiên liệu tăng cao, một số doanh nghiệp đã đẩy mạnh cải tiến trang thiết bị, tái sử dụng nguồn nhiệt thải hoặc triển khai tái cơ cấu sản xuất để hạn chế chi phí sử dụng nhiên liệu từ xăng dầu. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả năng lượng tái tạo trong sản xuất, nhất là khi nhiên liệu truyền thống ngày càng đắt đỏ và khan hiếm. Không chỉ tiết kiệm chi phí, việc sử dụng nguồn năng lượng sạch còn giúp doanh nghiệp chủ động nguồn cung, ít bị ảnh hưởng khi giá điện tăng cao, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu về phát triển bền vững, giảm thải carbon, thực hiện tốt ESG, từ đó tăng sức cạnh tranh khi xuất khẩu.
Sử dụng năng lượng tái tạo – một giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động chi phí năng lượng trong thời gian dài
Mô hình BLT (Build – Lease – Transfer) điện mặt trời đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì vừa cho phép doanh nghiệp chủ động tiết kiệm chi phí năng lượng hiệu quả vừa góp phần xanh hóa quy trình sản xuất. Đây là mô hình hợp tác linh hoạt do Vũ Phong Energy Group tiên phong triển khai với sự tham gia của các quỹ đầu tư uy tín trong nước và quốc tế. Ở mô hình này, Vũ Phong Energy Group và đối tác là các quỹ đầu tư sẽ đầu tư hệ thống điện mặt trời chất lượng cao trên mái nhà của doanh nghiệp, bán điện hoặc cho thuê hệ thống lâu dài với chi phí hợp lý. Doanh nghiệp chỉ cần tận dụng mái nhà máy đang nhàn rỗi, được sử dụng năng lượng sạch phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh với giá luôn thấp hơn giá điện hiện hành, đảm bảo lợi ích tiết kiệm chi phí điện ở bất cứ mức giá nào của EVN. Với hợp đồng lâu dài, doanh nghiệp sẽ chủ động được chi phí năng lượng, tránh các rủi ro từ việc tăng giá điện trong tương lai. Kết thúc hợp đồng, hệ thống điện mặt trời sẽ được chuyển giao toàn bộ miễn phí (0 đồng) cho doanh nghiệp, cam kết hiệu suất hệ thống khi chuyển giao trên 80-90% tùy điều kiện. Doanh nghiệp quan tâm đến mô hình BLT (Build – Lease – Transfer) điện mặt trời và các giải pháp năng lượng sạch để xanh hóa sản xuất, hướng tới phát triển bền vững vui lòng liên hệ Tổng đài 1800 7171 hoặc +84 9 1800 7171 hoặc qua email [email protected] để Vũ Phong Energy Group hỗ trợ nhanh nhất! |
Xem thêm:
- Trong năm 2022 chi tiêu cho năng lượng xanh dự kiến đạt gần 650 tỷ USD
- Giải pháp tài chính và kỹ thuật cho điện mặt trời áp mái
- Định giá carbon là công cụ góp phần giảm phát thải khí nhà kính
Nguồn: Vuphong.vn