Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện châu Á nhanh nhất thế giới

Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện châu Á nhanh nhất thế giới

Trong 30 năm, giai đoạn năm 1990-2019, tổng sản lượng điện trên toàn thế giới đạt khoảng 554.292 TWh. Trong đó, khu vực châu Á có tỷ trọng cao nhất và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất.

Trong tổng sản lượng điện toàn thế giới giai đoạn năm 1990-2019, châu Á chiếm vị trí đầu bảng về sản xuất điện với 187.398 TWh (chiếm khoảng 34%). Xếp liền sau châu Á là khu vực Bắc Mỹ với 138.512 TWh (chiếm khoảng 25%). Sau đó là các khu vực: châu Âu, Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Mỹ La Tinh, Trung Cận Đông, châu Phi, châu Đại Dương. Châu Á đồng thời là khu vực có tốc độ tăng trưởng sản xuất điện nhanh nhất, các khu vực còn lại có tốc độ tăng trưởng không đáng kể.

toc-tang-truong-san-luong-dien-chau-a-1Sản lượng điện của các khu vực trên thế giới giai đoạn 1990-2019

Tỷ trọng các nguồn năng lượng có sự thay đổi khá rõ nét phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu ngành năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo mới. (Năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, năng lượng sinh khối, điện mặt trời, điện gió, điện địa nhiệt, điện thủy triều, điện sóng biển… Trong đó thủy điện và điện sinh khối được coi là các nguồn năng lượng tái tạo truyền thống còn điện năng lượng mặt trời, điện gió, điện thủy triều… được coi là nguồn năng lượng tái tạo mới). Theo đó, nguồn nhiệt điện (thuộc nhóm năng lượng truyền thống) đã giảm từ 80,26% vào năm 1990 xuống còn 73,37% vào năm 2019. Nguồn năng lượng truyền thống là thủy điện cũng giảm từ 19,26% vào năm 1990 xuống còn 18,16% vào năm 2019. Ở chiều ngược lại, tỷ trọng điện gió và điện mặt trời đã tăng từ 0,47% vào năm 1990 lên 8,46% vào năm 2019.

Tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất điện trung bình trên thế giới giai đoạn này là 20,45%, riêng của điện gió và điện mặt trời là 2,19%. Mỹ La tinh là khu vực có tỷ lệ phát triển nguồn năng lượng tái tạo cao nhất, tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo chiếm bình quân gần 60% tổng sản lượng điện. Điều này được lý giải là bởi đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện lớn (đặc biệt là 2 quốc gia Brazil và Venezuela).

toc-tang-truong-san-luong-dien-chau-a-2Tỷ trọng điện gió và điện mặt trời trong sản xuất điện của các khu vực trên thế giới giai đoạn 1990-2019

Giai đoạn 30 năm qua cũng ghi nhận có sự tăng trưởng vượt bậc của hai nguồn năng lượng tái tạo mới là điện gió, điện mặt trời trong cơ cấu nguồn điện. Sự tăng trưởng của điện mặt trời và điện gió góp phần quan trọng giúp tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo trong cân bằng năng lượng toàn cầu. Trong đó, châu Âu là khu vực có tỷ trọng bình quân điện gió và điện mặt trời trong tổng sản lượng điện cao nhất, đạt 5,72%. Trong năm 2019, có 20 quốc gia có tỷ trọng điện mặt trời và điện gió cao hơn so với mức bình quân chung của TG (là 8,46%). Trong đó, Newzeland, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Romania là 5 quốc gia có tỷ trọng điện gió và điện mặt trời cao nhất, cả ở giai đoạn năm 1990-2019 và tính riêng năm 2019. Theo thống kê, nhìn chung, sự phát triển của điện gió và điện mặt trời ở các “cường quốc” về hai nguồn năng lượng tái tạo mới này, cũng như các nước công nghiệp phát triển trong nhóm G7 chủ yếu là từ sao năm 2005.

toc-tang-truong-san-luong-dien-chau-a-310 quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất điện năng lượng mặt trời năm 2019

Riêng về điện mặt trời, trong nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển nguồn năng lượng xanh này, có một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Top 3 quốc gia đi đầu trong phát triển điện mặt trời, tính đến năm 2019 bao gồm:

  • Trung Quốc: Khả năng sản xuất lên đến 1.330 GW mỗi năm, sở hữu dự án Điện mặt trời lớn nhất thế giới với công suất lên đến 1.547 MW (ghi nhận năm 2018), đồng thời là đại công xưởng sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.
  • Mỹ: Sở hữu nhiều cánh đồng pin mặt trời, là thị trường thứ 2 thế giới về năng lượng tái tạo. Gần đây, ngày 11/5, Mỹ đã thông qua dự án năng lượng mặt trời có tổng số vốn đầu tư lên đến 1 tỉ USD, tại bang Nevada.
  • Nhật Bản: Đã và đang phát triển các nhà máy điện mặt trời nổi hàng đầu thế giới. Nhật Bản đang đặt quyết tâm dịch chuyển cơ cấu điện từ năng lượng hạt nhân sang năng lượng tái tạo với mức sản xuất đạt 28 GW vào năm 2020 và 53 GW vào năm 2030, nâng nguồn cung năng lượng tái tạo từ 15% lên 22-24% trong giai đoạn 2018-2030.

10 quốc gia phát triển điện mặt trời nhất thế giới hiện nay với sản lượng điện lớn và các dự án trang trại điện năng lượng mặt trời công suất lớn là: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Italia, Australia, Tây Ban Nha, Anh, Hàn Quốc.

Nguồn: Tổng hợp