Sửng sốt cảnh ‘quả cầu lửa’ kỳ lạ bất ngờ xuất hiện tại bờ biển Mỹ

Sửng sốt cảnh ‘quả cầu lửa’ kỳ lạ bất ngờ xuất hiện tại bờ biển Mỹ

Solarstore.vn – Một đoạn video có sự xuất hiện của một quả cầu lửa khổng lồ bất ngờ xuất hiện tại bờ biển Florida, Mỹ khiến nhiều người xôn xao. Họ cho rằng đây chính là bằng chứng về hành tinh X bí ẩn.


9562d6b59856f2-imgHình ảnh quả cầu lửa khổng lồ xuất hiện tại Mỹ là tin khoa học gây chấn động

 Theo tin khoa học trên DailyMail, mới đây một đoạn video quay lại một “quả cầu lửa khổng lồ” xuất hiện tại bờ biển Florida, Mỹ đang gây xôn xao trên cộng đồng mạng xã hội. Những người theo thuyết âm mưu cho rằng đây chính là bằng chứng về hành tinh X bí ẩn hay còn gọi là “hành tinh lửa” Nibiru quay xung quanh rìa của hệ Mặt Trời. Họ nói rằng lực hấp dẫn của hành tinh này có thể báo hiệu ngày tận thế của nhân loại bởi sự gián đoạn của các dòng chảy năng lượng trên Trái Đất.

Trong đoạn video, người ta thấy một quả cầu lửa kỳ lạ dường như đang bùng cháy giữa các đám mây. Đoạn video xuất hiện một hình tròn sáng rực vào buổi hoàng hôn. Điều này làm dấy lên  tin đồn rằng đây có thể là một hành tinh huyền thoại.
Kể từ khi được đăng tải vào 11 ngày trước, đoạn video đã thu hút 95.000 lượt xem. Một số nhà thiên văn cho rằng hành tinh này giống như hình dạng của hành tinh Nibiru. Một số người bình luận khẳng định đây nhất định là Nibiru.
Dòng chảy của năng lượng Mặt Trời sẽ làm gián đoạn “dòng chảy của lõi Trái Đất” và gây ra những thảm họa thay đổi khí hậu. Tuy nhiên NASA khẳng định, Nibiru và những câu chuyện khác về hành tinh này là một trò đùa trên Internet, không có cơ sở thực tiễn nào cho những căn cứ này.
Nếu Nibiru hoặc hành tinh X có thật thì nó đã được nhìn thấy bằng mắt vì các nhà thiên văn đã theo dõi điều này suốt một thập kỷ qua. Nói về sự xuất hiện của quả cầu lửa, một người lập luận rằng: “Đây là một sự phản ánh đối lưu tạo ra các tinh thể băng (một ảo ảnh Mặt Trời). Nó là ánh sáng Mặt Trời bị tán xạ bởi các tinh thể băng trong mây. Đây là một hiện tượng khí quyển cực hiếm.

Team SolarV