Nga có thể ôm hận vì chơi thân Mỹ

Nga có thể ôm hận vì chơi thân Mỹ

Cải thiện quan hệ với Mỹ có thể giúp Nga phục hồi ngành dầu mỏ, tăng nguồn thu, nhưng về lâu dài có thể khiến Nga ôm hận.
Trump và dầu mỏ
Một trong những vị trí đáng chú ý trong nội các của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump là Ngoại trưởng Rex Tillerson.
Tillerson là một CEO cực kỳ thành đạt của Exxon Mobil, giúp mang về hàng tỷ USD cho tập đoàn điện năng lượng lớn nhất thế giới này thông qua những thỏa thuận với những đối tác khó chịu nhất.
Ông cũng rất có tài dẫn dắt giới tài phiệt trong ngành năng lượng mặt trời thế giới và đã tham gia rất tích cực vào thị trường năng lượng của Nga từ những năm 1990.
Trước đây, Exxon Mobil từng đàm phán thành công thỏa thuận thăm dò dầu khí trị giá 650 triệu USD ở vùng Bắc cực của Nga, nhưng đã buộc phải cho “đắp chiếu” từ năm 2013 sau khi Mỹ quyết định áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến việc sáp nhập bán đảo Crimea.
nga-co-the-om-han-vi-choi-than-my_312342110
Vài năm trở lại đây, các CEO của cả Nga lẫn Mỹ cùng phải đối mặt với một khó khăn chung về việc suy giảm tài sản và vận may kinh doanh. Các lệnh trừng phạt Nga là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, nhưng không phải là tất cả.Đối tác đàm phán khi đó của Tillerson là Igor Sechin, Chủ tịch Tập đoàn năng lượng quốc doanh Rosneft và là bạn thân của Tổng thống Putin từ thời cùng làm trong ngành an ninh. Sechin cũng từng nắm giữ một số vị trí chủ chốt trong Chính phủ Nga.
Tại Mỹ, các nguồn năng lượng sạch, như quang điện và phong điện, ngày càng có chi phí cạnh tranh hơn do được chính phủ ưu tiên đẩy mạnh. Các ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch, nhất là than, gặp rất nhiều khó khăn do Chính quyền Tổng thống Barack Obama áp đặt các quy định bảo vệ môi trường.
Gánh nặng tài chính đè nặng lên các tập đoàn sản xuất năng lượng như Exxon Mobil và tâm điểm của điều này là Thỏa thuận khí hậu Paris đã được nhất trí thông qua tại hội nghị COP tháng 12/2015.
nga-co-the-om-han-vi-choi-than-my_312345995
Trong khi đó ở phía đầu kia của thế giới, Nga cũng đang phải chật vật đối phó với sự sụt giảm nhu cầu năng lượng từ các khách hàng truyền thống, đặc biệt là Trung Quốc do suy giảm tăng trưởng kinh tế. Việc phương Tây xóa bỏ trừng phạt Iran đã cho phép nước này bơm dầu trở lại thị trường quốc tế, càng làm tăng thêm sức ép với ngành xuất khẩu dầu khí của Nga.Sự xuất hiện của những sản phẩm năng lượng hóa thạch được khai thác bằng công nghệ mới cũng góp phần khiến thị trường năng lượng càng thêm khốc liệt. Bằng việc đưa vào sử dụng công nghệ sản xuất dầu đá phiến, nhiều công ty khai thác dầu tại Mỹ đã tạo ra một nguồn năng lượng mới dồi dào. Cũng nhờ công nghệ này mà Mỹ đã lấy lại vị thế của nước xuất khẩu dầu mỏ từ cuối năm 2015.
Tuy nhiên, tác động lớn nhất vẫn là các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Vốn đã lao đao vì giá dầu sụt giảm mạnh, Nga càng thêm khốn khó khi phải đối mặt với các lệnh trừng phạt khiến nước này vừa không thể xuất khẩu dầu sang châu Âu, vừa không nhập khẩu được những công nghệ khai thác tân tiến giúp hiện đại hóa và giảm chi phí sản xuất.
Với việc ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và chính thức tiếp quản Nhà Trắng từ ngày 20/1, những khó khăn này dường như sẽ được đẩy lùi. Các nhà tài phiệt năng lượng của Nga và Mỹ đang trông chờ vào cơ hội phục hồi đầy khởi sắc nhờ vào những chính sách thay đổi mạnh mẽ của Chính quyền Trump và sự ấm lên trong quan hệ hai nước.
Nguồn baodatviet.vn