Năng lượng tái tạo ở Mỹ thời Donald Trump
Khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ vào tháng 1-2017, người ta những tưởng năng lượng mặt trời và gió ở quốc gia này sẽ bị bóp nghẹt vì chủ nhân mới của Nhà Trắng chủ trương phát triển nhiên liệu hóa thạch như than và dầu mỏ. Nhưng gần 1 năm qua, ngành năng lượng tái tạo ở Mỹ vẫn phát triển.
Vào tháng 3-2017, năng lượng gió và mặt trời lần đầu tiên đóng góp hơn 10% vào tổng sản lượng điện hằng tháng của Mỹ, theo số liệu mới nhất của IEA. Tỷ trọng của năng lượng mặt trời và gió trong hỗn hợp năng lượng của Mỹ đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Ngoài sản lượng tăng theo hằng năm, năng lượng tái tạo ngày càng được người dân Mỹ chọn sử dụng.
Xin lưu ý là sản lượng điện mặt trời thường tăng mạnh vào mùa hè do số giờ nắng nhiều hơn. Năng lượng gió cũng thay đổi theo mùa, với sự khác biệt giữa bang này với bang khác: năng lượng gió ở Texas hoặc Oklahoma mạnh hơn vào mùa xuân, trong khi ở California, năng lượng gió thường tăng trong mùa hè.
Texas, bang nhiều dầu mỏ nhất nước Mỹ, cũng tạo ra nhiều điện gió vào năm 2016. Sản lượng điện gió của bang Texas năm 2016 đạt 20GW. Bang Iowa đứng hạng nhất với 6.911MW trong năm 2016. Ngoài Mỹ, chỉ có 4 quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha) có 1 sản lượng điện gió lớn như vậy.
Sản lượng điện gió ở Mỹ thường vượt mức năng lượng mặt trời, ngoại trừ một số tiểu bang như California và Arizona. Năm 2016, 2 Tập đoàn Vestas và General Electric chiếm 85% thị phần năng lượng gió của Mỹ.
Trong 5 năm qua, sản lượng điện gió của Mỹ đã tăng 61,1% lên 226,9TWh vào năm 2016. Sản lượng năng lượng mặt trời, tăng gần gấp đôi trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2016, lên mức mức 52,8TWh vào năm ngoái.
Năm 2016 đã được đánh dấu bởi sự gia tăng gấp đôi số lượng các trung tâm năng lượng mặt trời ở Mỹ và bởi việc đưa vào sử dụng trang trại gió ngoài khơi đầu tiên ở Hoa Kỳ. Tháng 12-2016, trang trại điện gió Block Island ở bờ biển phía đông bắc của Mỹ với công suất 30MW đã chính thức hòa lưới điện. Khoảng 20 dự án điện gió ngoài khơi khác đang được nghiên cứu.
Hơn 8.200MW sản lượng điện gió được lắp đặt mới tại Mỹ trong năm ngoái, với mức đầu tư 13 tỉ USD. Sự phát triển mạnh của điện gió ở Mỹ thời gian qua là nhờ các biện pháp hỗ trợ ở cấp liên bang và các chính sách ưu đãi ở cấp tiểu bang và nhờ chi phí trong lĩnh vực này ngày càng giảm.
Nhưng tính tổng cộng cả năm 2016, năng lượng gió và mặt trời vẫn chỉ chiếm khoảng 7% sản lượng điện của Mỹ. Khí tự nhiên là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất trong hỗn hợp năng lượng của Mỹ trong năm 2016.
Trong 2 tháng 3 và 4-2017, tổng sản lượng điện tái tạo của Mỹ đã vượt quá sản lượng điện mà các nhà máy điện hạt nhân nước này sản sinh ra. Hiện Mỹ có 99 lò phản ứng đang hoạt động. Sự kiện chưa từng có này là do sản lượng thủy điện tăng mạnh (chiếm 6,5% sản lượng điện của Mỹ trong năm 2016). Ngành năng lượng tái tạo có được kỷ lục vượt bậc này là nhờ các nhà khai thác phát triển được khả năng lưu trữ điện dư thừa.
Việc Tổng thống Donald Trump vào tháng 3-2017 quyết định ngưng áp dụng quy định hạn chế khí thải của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama đã khiến than đá trở lại ngôi vị đầu bảng trong sản xuất điện ở Mỹ trong quý II/2017. Đây là tin không vui nữa đối với các nhà bảo vệ môi trường sau quyết định rút khỏi Hiệp định Chống biến đổi khí hậu của ông Trump vào đầu tháng 8-2017.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, điện gió dự kiến sẽ tăng đáng kể ở nước này trong 3 năm tới và sau đó phát triển chậm lại do sự kết thúc của các biện pháp hỗ trợ sau năm 2020. Sự tăng trưởng khiêm tốn trong tiêu thụ điện năng ở Mỹ và giá khí đốt thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của năng lượng tái tạo ở nước này.
Xin lưu ý là sản lượng điện mặt trời thường tăng mạnh vào mùa hè do số giờ nắng nhiều hơn. Năng lượng gió cũng thay đổi theo mùa, với sự khác biệt giữa bang này với bang khác: năng lượng gió ở Texas hoặc Oklahoma mạnh hơn vào mùa xuân, trong khi ở California, năng lượng gió thường tăng trong mùa hè.
Texas, bang nhiều dầu mỏ nhất nước Mỹ, cũng tạo ra nhiều điện gió vào năm 2016. Sản lượng điện gió của bang Texas năm 2016 đạt 20GW. Bang Iowa đứng hạng nhất với 6.911MW trong năm 2016. Ngoài Mỹ, chỉ có 4 quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha) có 1 sản lượng điện gió lớn như vậy.
Sản lượng điện gió ở Mỹ thường vượt mức năng lượng mặt trời, ngoại trừ một số tiểu bang như California và Arizona. Năm 2016, 2 Tập đoàn Vestas và General Electric chiếm 85% thị phần năng lượng gió của Mỹ.
Trong 5 năm qua, sản lượng điện gió của Mỹ đã tăng 61,1% lên 226,9TWh vào năm 2016. Sản lượng năng lượng mặt trời, tăng gần gấp đôi trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2016, lên mức mức 52,8TWh vào năm ngoái.
Năm 2016 đã được đánh dấu bởi sự gia tăng gấp đôi số lượng các trung tâm năng lượng mặt trời ở Mỹ và bởi việc đưa vào sử dụng trang trại gió ngoài khơi đầu tiên ở Hoa Kỳ. Tháng 12-2016, trang trại điện gió Block Island ở bờ biển phía đông bắc của Mỹ với công suất 30MW đã chính thức hòa lưới điện. Khoảng 20 dự án điện gió ngoài khơi khác đang được nghiên cứu.
Hơn 8.200MW sản lượng điện gió được lắp đặt mới tại Mỹ trong năm ngoái, với mức đầu tư 13 tỉ USD. Sự phát triển mạnh của điện gió ở Mỹ thời gian qua là nhờ các biện pháp hỗ trợ ở cấp liên bang và các chính sách ưu đãi ở cấp tiểu bang và nhờ chi phí trong lĩnh vực này ngày càng giảm.
Nhưng tính tổng cộng cả năm 2016, năng lượng gió và mặt trời vẫn chỉ chiếm khoảng 7% sản lượng điện của Mỹ. Khí tự nhiên là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất trong hỗn hợp năng lượng của Mỹ trong năm 2016.
Trong 2 tháng 3 và 4-2017, tổng sản lượng điện tái tạo của Mỹ đã vượt quá sản lượng điện mà các nhà máy điện hạt nhân nước này sản sinh ra. Hiện Mỹ có 99 lò phản ứng đang hoạt động. Sự kiện chưa từng có này là do sản lượng thủy điện tăng mạnh (chiếm 6,5% sản lượng điện của Mỹ trong năm 2016). Ngành năng lượng tái tạo có được kỷ lục vượt bậc này là nhờ các nhà khai thác phát triển được khả năng lưu trữ điện dư thừa.
Việc Tổng thống Donald Trump vào tháng 3-2017 quyết định ngưng áp dụng quy định hạn chế khí thải của chính quyền tiền nhiệm Barack Obama đã khiến than đá trở lại ngôi vị đầu bảng trong sản xuất điện ở Mỹ trong quý II/2017. Đây là tin không vui nữa đối với các nhà bảo vệ môi trường sau quyết định rút khỏi Hiệp định Chống biến đổi khí hậu của ông Trump vào đầu tháng 8-2017.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, điện gió dự kiến sẽ tăng đáng kể ở nước này trong 3 năm tới và sau đó phát triển chậm lại do sự kết thúc của các biện pháp hỗ trợ sau năm 2020. Sự tăng trưởng khiêm tốn trong tiêu thụ điện năng ở Mỹ và giá khí đốt thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của năng lượng tái tạo ở nước này.
Nguồn petrotimes.vn