Năng lượng mặt trời : Cờ đã đến tay
Năng lượng mặt trời : Cờ đã đến tay
Trong 10 năm qua, hiệu năng của tấm pin năng lượng mặt trời tinh thể silicon đã tăng 50%.Cùng thời gian đó, pin màng mỏng đã tăng 100% hiệu suất. Với giá thành giảm 36% mỗi lần tăng gấp đôi quy mô sản xuất, ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời đang trên đà đưa chi phí đầu tư xuống thấp đến mức không tưởng. Quang điện ngày càng chứng tỏ tính khả thi trong việc thay thế các nguồn điện dựa vào năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm.
Lần này Việt Nam may mắn bắt kịp xu hướng của thế giới, khi các công nghệ sản xuất pin năng lượng mặt trời mới nhất đều đang được gấp rút triển khai.
Sự trở lại của các ông lớn
Cuối tháng 1.2018, công ty đến từ Mỹ First Solar đánh dấu sự quay lại của Việt Nam bằng việc long trọng tổ chức lễ tiếp nhận thiết bị sản xuất, đồng thời tiến hành xây dựng thêm nhà máy thứ 2 nhằm tăng gấp đôi công suất sản xuất. Sau khi được lắp đặt các thiết bị công nghệ cao, nhà máy đầu tiên, với diện tích gần 100.000m2, sẽ chính thức đi vào hoạt động từ quý IV/2018 với công suất 1,2GW mỗi năm.
Sự trở lại sau 7 năm án binh bất động của First Solar được kích hoạt bằng tốc độ tăng trưởng 40% của thị trường pin năng lượng mặt trời trong những năm gần đây. Cùng với đột phá về công nghệ pin màng mỏng, Công ty đã thành công trong việc chế tạo tấm pin Series 6, có hiệu suất tăng gần 30%, chi phí sản xuất thấp hơn 45% so với thế hệ trước.
Nhà máy thứ 2 tại Việt Nam đang được xây dựng và có kế hoạch sản xuất sản phẩm Series 6 vào giữa năm 2019. Với tổng vốn đầu tư của First Solar tại thị trường Việt Nam lên đến 830 triệu USD, dự kiến tổng công suất của cả hai nhà máy sẽ đạt 2,4GW mỗi năm.
Năm 2016, pin màng mỏng chỉ chiếm 6% thị phần trên toàn thế giới, trong đó First Solar là nhà sản xuất lớn nhất và hiện đại nhất trong phân khúc này. Pin màng mỏng đã chứng kiến sự nhảy vọt về hiệu suất chuyển đổi quang năng trong vòng 10 năm qua, tăng gấp đôi lên 18%, theo công bố của Công ty. Với lợi thế kinh tế nhờ quy mô, thời gian sản xuất chỉ bằng 1/10 công nghệ truyền thống, ông Chan See Chong, Tổng Giám đốc First Solar Việt Nam, cho biết. Ông tự tin công nghệ mới có thể cạnh tranh với những sản phẩm truyền thống về cả chất lượng lẫn giá cả.
Trong lĩnh vực năng lượng có một khái niệm là thời gian hoàn vốn năng lượng (energy payback time). So với công nghệ tinh thể silicon truyền thống, công nghệ phủ bán dẫn của pin màng mỏng rút ngắn thời gian hoàn vốn trung bình chỉ còn 2/3. Điều này có nghĩa là để bù lại lượng điện năng để sản xuất hệ thống quang điện, thì chỉ mất 8 tháng đối với hệ thống pin màng mỏng. Trong vòng đời trung bình 20 năm, hệ thống sẽ cung cấp lợi ích thuần đến 19 năm phát điện không gây ô nhiễm và không gây hiệu ứng nhà kính.
Tay chơi kiên trì trong nước
So với pin màng mỏng, pin tinh thể silicon, mà đặc biệt là đơn tinh thể, có hiệu suất chuyển đổi quang năng lớn hơn nhiều. Chính vì vậy, 94% lượng pin trên thế giới được sản xuất theo công nghệ này, trong đó 75% ứng dụng công nghệ đa tinh thể.
So với hiệu năng thu được từ phòng thí nghiệm 24,4% đối với tấm pin đơn tinh thể và 19,9% với tấm pin đa tinh thể, hiệu năng tương ứng của sản phẩm SolarBK là 19,8% và 18,8%. Tương tự, tấm pin màng mỏng CdTe đạt được hiệu năng 18,6% trong phòng thí nghiệm, so với gần 18% của sản phẩm First Solar. Rõ ràng, các công nghệ đều còn nhiều dư địa để nâng cao hiệu suất.
Sở hữu kinh nghiệm và đội ngũ R&D hùng hậu, SolarBK là doanh nghiệp nội địa duy nhất tham gia thị trường sản xuất pin năng lượng mặt trời đầy tiềm năng này. Tận dụng các lợi thế về công nghệ và vị trí gần nguồn sản xuất linh kiện quang điện lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), SolarBK tập trung vào pin tinh thể silicon. Sau một loạt nỗ lực, Công ty đã khởi công giai đoạn 1 nhà máy sản xuất tấm pin quang điện có tổng công suất 450MW vào đầu năm 2017.
Theo ông Nguyễn Hoàng Năng, Trưởng ban HEPZA, First Solar Việt Nam là công ty FDI đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này đầu tư vào lĩnh vực sản xuất pin năng lượng mặt trời. Với công suất dự kiến gấp 5 lần, vốn đầu tư gấp đôi so với đối thủ trong nước, Công ty cũng đồng thời là doanh nghiệp lớn nhất và có công nghệ hiện đại nhất trong ngành này.
Cuộc chơi chỉ mới dừng lại ở 2 người chơi, một trong nước và một nước ngoài, vì rào cản R&D quá lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước. Mike Koralewski, Phó Chủ tịch cấp cao Khối Sản xuất toàn cầu của First Solar, tự tin về khả năng cạnh tranh về giá và công nghệ của sản phẩm trước đối thủ lớn nhất đến từ Trung Quốc và Đài Loan, cũng như các đối thủ khác. “Họ đã thử nghiên cứu, nhưng họ đã thất bại”, ông nói khi được hỏi về khả năng bị bắt kịp công nghệ.
Hai công nghệ không loại trừ nhau mà bổ sung trong việc đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng và phục vụ nhiều phân khúc khác nhau. Trong khi pin màng mỏng có chi phí thấp chỉ phù hợp với những dự án quy mô lớn, thì pin tinh thể silicon đáp ứng được những dự án quy mô nhỏ hơn, đặc biệt đối với hộ gia đình.
Tuy xuất khẩu vẫn là thị trường chính của hai doanh nghiệp, nhưng một khi các dự án điện mặt trời được tiến hành rộng rãi trên cả nước để tiến đến mục tiêu 800MW điện mặt trời thì thị trường nội địa sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp này.
Ông Timothy Liston, Phó Tổng lãnh sự Mỹ, đặt nhiều niềm tin vào sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong thời gian tới,. Trao đổi với NCĐT, ông khẳng định hỗ trợ Việt Nam qua việc đưa các doanh nghiệp công nghệ cao như First Solar, General Electric (GE) vào Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ và được đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao./
Nguồn nhipcaudautu.vn
Trong 10 năm qua, hiệu năng của tấm pin năng lượng mặt trời tinh thể silicon đã tăng 50%.Cùng thời gian đó, pin màng mỏng đã tăng 100% hiệu suất. Với giá thành giảm 36% mỗi lần tăng gấp đôi quy mô sản xuất, ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời đang trên đà đưa chi phí đầu tư xuống thấp đến mức không tưởng. Quang điện ngày càng chứng tỏ tính khả thi trong việc thay thế các nguồn điện dựa vào năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm.
Lần này Việt Nam may mắn bắt kịp xu hướng của thế giới, khi các công nghệ sản xuất pin năng lượng mặt trời mới nhất đều đang được gấp rút triển khai.
Sự trở lại của các ông lớn
Cuối tháng 1.2018, công ty đến từ Mỹ First Solar đánh dấu sự quay lại của Việt Nam bằng việc long trọng tổ chức lễ tiếp nhận thiết bị sản xuất, đồng thời tiến hành xây dựng thêm nhà máy thứ 2 nhằm tăng gấp đôi công suất sản xuất. Sau khi được lắp đặt các thiết bị công nghệ cao, nhà máy đầu tiên, với diện tích gần 100.000m2, sẽ chính thức đi vào hoạt động từ quý IV/2018 với công suất 1,2GW mỗi năm.
Sự trở lại sau 7 năm án binh bất động của First Solar được kích hoạt bằng tốc độ tăng trưởng 40% của thị trường pin năng lượng mặt trời trong những năm gần đây. Cùng với đột phá về công nghệ pin màng mỏng, Công ty đã thành công trong việc chế tạo tấm pin Series 6, có hiệu suất tăng gần 30%, chi phí sản xuất thấp hơn 45% so với thế hệ trước.
Nhà máy thứ 2 tại Việt Nam đang được xây dựng và có kế hoạch sản xuất sản phẩm Series 6 vào giữa năm 2019. Với tổng vốn đầu tư của First Solar tại thị trường Việt Nam lên đến 830 triệu USD, dự kiến tổng công suất của cả hai nhà máy sẽ đạt 2,4GW mỗi năm.
Năm 2016, pin màng mỏng chỉ chiếm 6% thị phần trên toàn thế giới, trong đó First Solar là nhà sản xuất lớn nhất và hiện đại nhất trong phân khúc này. Pin màng mỏng đã chứng kiến sự nhảy vọt về hiệu suất chuyển đổi quang năng trong vòng 10 năm qua, tăng gấp đôi lên 18%, theo công bố của Công ty. Với lợi thế kinh tế nhờ quy mô, thời gian sản xuất chỉ bằng 1/10 công nghệ truyền thống, ông Chan See Chong, Tổng Giám đốc First Solar Việt Nam, cho biết. Ông tự tin công nghệ mới có thể cạnh tranh với những sản phẩm truyền thống về cả chất lượng lẫn giá cả.
Trong lĩnh vực năng lượng có một khái niệm là thời gian hoàn vốn năng lượng (energy payback time). So với công nghệ tinh thể silicon truyền thống, công nghệ phủ bán dẫn của pin màng mỏng rút ngắn thời gian hoàn vốn trung bình chỉ còn 2/3. Điều này có nghĩa là để bù lại lượng điện năng để sản xuất hệ thống quang điện, thì chỉ mất 8 tháng đối với hệ thống pin màng mỏng. Trong vòng đời trung bình 20 năm, hệ thống sẽ cung cấp lợi ích thuần đến 19 năm phát điện không gây ô nhiễm và không gây hiệu ứng nhà kính.
Tay chơi kiên trì trong nước
So với pin màng mỏng, pin tinh thể silicon, mà đặc biệt là đơn tinh thể, có hiệu suất chuyển đổi quang năng lớn hơn nhiều. Chính vì vậy, 94% lượng pin trên thế giới được sản xuất theo công nghệ này, trong đó 75% ứng dụng công nghệ đa tinh thể.
So với hiệu năng thu được từ phòng thí nghiệm 24,4% đối với tấm pin đơn tinh thể và 19,9% với tấm pin đa tinh thể, hiệu năng tương ứng của sản phẩm SolarBK là 19,8% và 18,8%. Tương tự, tấm pin màng mỏng CdTe đạt được hiệu năng 18,6% trong phòng thí nghiệm, so với gần 18% của sản phẩm First Solar. Rõ ràng, các công nghệ đều còn nhiều dư địa để nâng cao hiệu suất.
Sở hữu kinh nghiệm và đội ngũ R&D hùng hậu, SolarBK là doanh nghiệp nội địa duy nhất tham gia thị trường sản xuất pin năng lượng mặt trời đầy tiềm năng này. Tận dụng các lợi thế về công nghệ và vị trí gần nguồn sản xuất linh kiện quang điện lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), SolarBK tập trung vào pin tinh thể silicon. Sau một loạt nỗ lực, Công ty đã khởi công giai đoạn 1 nhà máy sản xuất tấm pin quang điện có tổng công suất 450MW vào đầu năm 2017.
Theo ông Nguyễn Hoàng Năng, Trưởng ban HEPZA, First Solar Việt Nam là công ty FDI đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này đầu tư vào lĩnh vực sản xuất pin năng lượng mặt trời. Với công suất dự kiến gấp 5 lần, vốn đầu tư gấp đôi so với đối thủ trong nước, Công ty cũng đồng thời là doanh nghiệp lớn nhất và có công nghệ hiện đại nhất trong ngành này.
Cuộc chơi chỉ mới dừng lại ở 2 người chơi, một trong nước và một nước ngoài, vì rào cản R&D quá lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước. Mike Koralewski, Phó Chủ tịch cấp cao Khối Sản xuất toàn cầu của First Solar, tự tin về khả năng cạnh tranh về giá và công nghệ của sản phẩm trước đối thủ lớn nhất đến từ Trung Quốc và Đài Loan, cũng như các đối thủ khác. “Họ đã thử nghiên cứu, nhưng họ đã thất bại”, ông nói khi được hỏi về khả năng bị bắt kịp công nghệ.
Hai công nghệ không loại trừ nhau mà bổ sung trong việc đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng và phục vụ nhiều phân khúc khác nhau. Trong khi pin màng mỏng có chi phí thấp chỉ phù hợp với những dự án quy mô lớn, thì pin tinh thể silicon đáp ứng được những dự án quy mô nhỏ hơn, đặc biệt đối với hộ gia đình.
Tuy xuất khẩu vẫn là thị trường chính của hai doanh nghiệp, nhưng một khi các dự án điện mặt trời được tiến hành rộng rãi trên cả nước để tiến đến mục tiêu 800MW điện mặt trời thì thị trường nội địa sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp này.
Ông Timothy Liston, Phó Tổng lãnh sự Mỹ, đặt nhiều niềm tin vào sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong thời gian tới,. Trao đổi với NCĐT, ông khẳng định hỗ trợ Việt Nam qua việc đưa các doanh nghiệp công nghệ cao như First Solar, General Electric (GE) vào Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ và được đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao./
Sự trở lại của các ông lớn
Cuối tháng 1.2018, công ty đến từ Mỹ First Solar đánh dấu sự quay lại của Việt Nam bằng việc long trọng tổ chức lễ tiếp nhận thiết bị sản xuất, đồng thời tiến hành xây dựng thêm nhà máy thứ 2 nhằm tăng gấp đôi công suất sản xuất. Sau khi được lắp đặt các thiết bị công nghệ cao, nhà máy đầu tiên, với diện tích gần 100.000m2, sẽ chính thức đi vào hoạt động từ quý IV/2018 với công suất 1,2GW mỗi năm.
Sự trở lại sau 7 năm án binh bất động của First Solar được kích hoạt bằng tốc độ tăng trưởng 40% của thị trường pin năng lượng mặt trời trong những năm gần đây. Cùng với đột phá về công nghệ pin màng mỏng, Công ty đã thành công trong việc chế tạo tấm pin Series 6, có hiệu suất tăng gần 30%, chi phí sản xuất thấp hơn 45% so với thế hệ trước.
Nhà máy thứ 2 tại Việt Nam đang được xây dựng và có kế hoạch sản xuất sản phẩm Series 6 vào giữa năm 2019. Với tổng vốn đầu tư của First Solar tại thị trường Việt Nam lên đến 830 triệu USD, dự kiến tổng công suất của cả hai nhà máy sẽ đạt 2,4GW mỗi năm.
Năm 2016, pin màng mỏng chỉ chiếm 6% thị phần trên toàn thế giới, trong đó First Solar là nhà sản xuất lớn nhất và hiện đại nhất trong phân khúc này. Pin màng mỏng đã chứng kiến sự nhảy vọt về hiệu suất chuyển đổi quang năng trong vòng 10 năm qua, tăng gấp đôi lên 18%, theo công bố của Công ty. Với lợi thế kinh tế nhờ quy mô, thời gian sản xuất chỉ bằng 1/10 công nghệ truyền thống, ông Chan See Chong, Tổng Giám đốc First Solar Việt Nam, cho biết. Ông tự tin công nghệ mới có thể cạnh tranh với những sản phẩm truyền thống về cả chất lượng lẫn giá cả.
Trong lĩnh vực năng lượng có một khái niệm là thời gian hoàn vốn năng lượng (energy payback time). So với công nghệ tinh thể silicon truyền thống, công nghệ phủ bán dẫn của pin màng mỏng rút ngắn thời gian hoàn vốn trung bình chỉ còn 2/3. Điều này có nghĩa là để bù lại lượng điện năng để sản xuất hệ thống quang điện, thì chỉ mất 8 tháng đối với hệ thống pin màng mỏng. Trong vòng đời trung bình 20 năm, hệ thống sẽ cung cấp lợi ích thuần đến 19 năm phát điện không gây ô nhiễm và không gây hiệu ứng nhà kính.
Tay chơi kiên trì trong nước
So với pin màng mỏng, pin tinh thể silicon, mà đặc biệt là đơn tinh thể, có hiệu suất chuyển đổi quang năng lớn hơn nhiều. Chính vì vậy, 94% lượng pin trên thế giới được sản xuất theo công nghệ này, trong đó 75% ứng dụng công nghệ đa tinh thể.
So với hiệu năng thu được từ phòng thí nghiệm 24,4% đối với tấm pin đơn tinh thể và 19,9% với tấm pin đa tinh thể, hiệu năng tương ứng của sản phẩm SolarBK là 19,8% và 18,8%. Tương tự, tấm pin màng mỏng CdTe đạt được hiệu năng 18,6% trong phòng thí nghiệm, so với gần 18% của sản phẩm First Solar. Rõ ràng, các công nghệ đều còn nhiều dư địa để nâng cao hiệu suất.
Sở hữu kinh nghiệm và đội ngũ R&D hùng hậu, SolarBK là doanh nghiệp nội địa duy nhất tham gia thị trường sản xuất pin năng lượng mặt trời đầy tiềm năng này. Tận dụng các lợi thế về công nghệ và vị trí gần nguồn sản xuất linh kiện quang điện lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), SolarBK tập trung vào pin tinh thể silicon. Sau một loạt nỗ lực, Công ty đã khởi công giai đoạn 1 nhà máy sản xuất tấm pin quang điện có tổng công suất 450MW vào đầu năm 2017.
Theo ông Nguyễn Hoàng Năng, Trưởng ban HEPZA, First Solar Việt Nam là công ty FDI đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này đầu tư vào lĩnh vực sản xuất pin năng lượng mặt trời. Với công suất dự kiến gấp 5 lần, vốn đầu tư gấp đôi so với đối thủ trong nước, Công ty cũng đồng thời là doanh nghiệp lớn nhất và có công nghệ hiện đại nhất trong ngành này.
Cuộc chơi chỉ mới dừng lại ở 2 người chơi, một trong nước và một nước ngoài, vì rào cản R&D quá lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước. Mike Koralewski, Phó Chủ tịch cấp cao Khối Sản xuất toàn cầu của First Solar, tự tin về khả năng cạnh tranh về giá và công nghệ của sản phẩm trước đối thủ lớn nhất đến từ Trung Quốc và Đài Loan, cũng như các đối thủ khác. “Họ đã thử nghiên cứu, nhưng họ đã thất bại”, ông nói khi được hỏi về khả năng bị bắt kịp công nghệ.
Hai công nghệ không loại trừ nhau mà bổ sung trong việc đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng và phục vụ nhiều phân khúc khác nhau. Trong khi pin màng mỏng có chi phí thấp chỉ phù hợp với những dự án quy mô lớn, thì pin tinh thể silicon đáp ứng được những dự án quy mô nhỏ hơn, đặc biệt đối với hộ gia đình.
Tuy xuất khẩu vẫn là thị trường chính của hai doanh nghiệp, nhưng một khi các dự án điện mặt trời được tiến hành rộng rãi trên cả nước để tiến đến mục tiêu 800MW điện mặt trời thì thị trường nội địa sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp này.
Ông Timothy Liston, Phó Tổng lãnh sự Mỹ, đặt nhiều niềm tin vào sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong thời gian tới,. Trao đổi với NCĐT, ông khẳng định hỗ trợ Việt Nam qua việc đưa các doanh nghiệp công nghệ cao như First Solar, General Electric (GE) vào Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam nhận chuyển giao công nghệ và được đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao./
Nguồn nhipcaudautu.vn