Tại Australia, trung bình cứ 4 nhà có 1 nhà lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái
Tại Australia, đến một phần tư số ngôi nhà có lắp pin mặt trời. Tỷ lệ lắp điện mặt trời mái nhà vượt xa mức trung bình trên toàn cầu và lớn hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào.
Là quốc gia xuất khẩu than hàng đầu thế giới nhưng Australia cũng đồng thời là một cường quốc năng lượng tái tạo, nằm trong nhóm những quốc gia dẫn đầu về năng lượng sạch. Nếu ở bang California – bang dẫn đầu Hoa Kỳ về sử dụng điện năng lượng mặt trời, tỷ lệ hộ gia đình lắp tấm pin mặt trời trên mái nhà chưa đến 10% thì tại Australia, trung bình cứ 4 nhà có 1 nhà lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái. Thậm chí, tại 2 bang đông dân hàng đầu Australia là Queensland và New South Wales, có tới khoảng 50% số nhà lắp pin mặt trời. Theo ông Matt Kean, Sở Tài nguyên và Năng lượng bang New South Wales, tương lai cho bang New South Wales và cả đất nước Australia là năng lượng đến từ mặt trời, gió và thủy điện, không chỉ vì nó tốt cho môi trường mà còn vì tốt cho nền kinh tế.
Thực tế, hầu hết người dân Australia lắp điện mặt trời mái nhà vì 3 nguyên nhân chính: hưởng ứng các ưu đãi từ chính quyền bang, giá tấm pin mặt trời giảm mạnh trong khi giá điện thì tăng, chứ không phải vì mục đích vĩ mô như chống lại biến đổi khí hậu. Lợi ích kinh tế từ điện mặt trời chính là một trong những lý do quan trọng giúp Australia có tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời trên mái nhà cao nhất toàn cầu, nói như ông Matt Kean là “vì họ muốn tiết kiệm tiền”.
Điện mặt trời trên mái nhà các hộ gia đình tại Australia (Ảnh internet)
Tại Australia, Thủ tướng Scott Morrison ủng hộ ngành công nghiệp than. Năm 2019, Astralia là quốc gia xuất khẩu than thứ 2 thế giới, chỉ sau Indonesia. Chính phủ Australia cũng đã thông qua một dự án lớn xuất khẩu than sang Ấn Độ. Tuy vậy, chính quyền các tiểu bang lại có cách tiếp cận khác. Sau sự thất bại của liên bang trong việc áp dụng chính sách năng lượng tái tạo đầu những năm 2000, các bang đã đưa ra các chính sách riêng, khuyến khích người dân lắp tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà và mua pin lưu trữ năng lượng. Từ đây, năng lượng mặt trời bắt đầu phát triển mạnh tại xứ sở chuột túi, có những thời điểm điện mặt trời mái nhà đóng góp hơn 6% sản lượng điện.
Ngoài ra, một lý do khác thúc đẩy điện mặt trời mái nhà tại Australia phát triển mạnh là chính quyền các bang đã tìm cách hợp lý hóa quy chuẩn xây dựng, giúp người dân dễ dàng hơn khi xin giấy phép. Tại Mỹ, việc kiểm soát mã số và cấp phép khi lắp điện mặt trời mái nhà ở các thành phố tự quản đã khiến việc lắp đặt điện mặt trời trở nên tốn kém và tốn thời gian, trở thành một rào cản cho sự phát triển của điện mặt trời.
Theo Cơ quan quản lý năng lượng sạch Australia (CER), trong năm 2020, lượng điện sạch được truyền tải tới các gia đình và doanh nghiệp ở quốc gia này dự kiến sẽ tăng 36% và sẽ tiếp tục tăng thêm 25% trong năm tới. Với tốc độ tăng trưởng này, Australia đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo bình quân trên đầu người. Từ đầu năm 2020, Thủ đô Canberra của Australia đã chuyển đổi sang sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Canberra là thành phố thứ 8 trên thế giới và là thành phố đầu tiên ngoài châu Âu sử dụng 100% điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Nhờ đó, thành phố này sẽ cắt giảm được khoảng 40% lượng khí phát thải, tiến tới hiện thực hóa trung hòa khí thải carbon vào năm 2025 (Xem thêm: Thủ đô Canberra chuyển đổi sang sử dụng 100% điện năng tái tạo).
Ở nước ta, điện mặt trời cũng đang phát triển mạnh, số lượng hộ gia đình và doanh nghiệp lắp điện mặt trời mái nhà tăng nhanh. Trong đó, theo số lượng thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), công suất phát triển điện mặt trời mái nhà ở phía Nam hiện đạt 752 MWp, chiếm hơn 65% tổng công suất điện mặt trời mái nhà (1.142 MWp). 3 tháng cuối năm 2020, khi thời hạn áp dụng biểu giá điện mặt trời FIT 2 sắp kết thúc, điện mặt trời mái nhà được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh (xem thêm: Sắp hết thời hạn áp dụng Quyết định 13 về giá điện mặt trời, các nhà đầu tư tăng tốc). Để được lắp điện mặt trời cho hộ gia đình, doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1900 2029 để Tổng Kho Điện Mặt Trời hỗ trợ nhanh nhất! |
Nguồn: Solarpower.vn