Chi phí điện mặt trời ngày càng giảm dù ở quy mô nào

Chi phí điện mặt trời ngày càng giảm dù ở quy mô nào

Các số liệu thống kê cho thấy, chi phí điện mặt trời trên toàn cầu đang ngày càng giảm ở cả quy mô công nghiệp và quy mô hộ gia đình với mức giảm ấn tượng.

Chi phí điện mặt trời giảm tới 81%

Theo thống kê, vào đầu năm 2019, chi phí điện mặt trời ở các nhà máy điện rơi vào khoảng 57 USD/MWh, giảm 81% so với giai đoạn năm 2009. Chi phí này ở các nước G20 còn thấp hơn, chỉ ở khoảng 30 USD/MWh. Trong khi đó, năm 2018 đánh dấu lần đầu tiên trên thế giới chi phí sản xuất điện mặt trời rẻ hơn điện than. Quốc gia đạt cột mốc này là Ấn Độ. Theo đó, chi phí sản xuất năng lượng mặt trời ở đất nước đông dân thứ 2 thế giới này đã giảm 84% trong 8 năm (2010-2018) và thấp hơn 14% so với chi phí điện than. Chi phí này đã bao gồm chi phí xây dựng, vay vốn đầu tư cho nhà máy mới và loại bỏ các khoản trợ cấp trực tiếp. Các chuyên gia năng lượng dự báo, chi phí năng lượng mặt trời ở Ấn Độ dự kiến sẽ rẻ hơn điện than đến 50% trong 10 năm tới.

chi-phi-dien-mat-troi-ngay-cang-giam-du-o-quy-mo-nao1Một nhà máy điện mặt trời tại Ấn Độ – cường quốc về điện mặt trời (Ảnh internet)

Ở quy mô nhỏ hộ gia đình, chi phí điện mặt trời cũng ngày càng giảm. Ngay tại Việt Nam, nếu 7-8 năm trước, chi phí đầu tư điện mặt trời áp mái quy mô nhỏ ở khoảng 60-70 triệu đồng/kWp thì hiện nay, chủ nhà chỉ cần bỏ khoảng từ 20 triệu/kWp cho một hệ thống với những sản phẩm chất lượng. Hệ thống có quy mô càng lớn, chi phí trung bình cho mỗi kWp càng giảm. Với hệ thống điện mặt trời áp mái quy mô vừa cho văn phòng, nhà xưởng (công suất 100-500kWp), giá thành mỗi kWp chỉ còn khoảng từ 16 triệu đồng. Chi phí này đã bao gồm cả pin mặt trời, inverter, các công cụ lắp đặt, hệ thống giàn giá đỡ, chi phí lắp đặt…

Một số yếu tố góp phần làm hạ chi phí năng lượng mặt trời

Chi phí đầu tư điện mặt trời ngày càng giảm được các chuyên gia lý giải là do sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó hai nguyên nhân quan trọng nhất là chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo của các quốc gia trên toàn cầu và sự giảm giá thành ấn tượng của các tấm pin năng lượng mặt trời.

chi-phi-dien-mat-troi-ngay-cang-giam-du-o-quy-mo-nao2Nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng “xanh” (Ảnh internet)

Để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời nói riêng, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các khoản tài trợ và tài chính ưu đãi, các chương trình thúc đẩy tăng trưởng… Nhờ đó, không chỉ quy mô toàn ngành phát triển, chi phí điện mặt trời cũng ngày càng giảm. Chẳng hạn, tại Trung Quốc – quốc gia lớn mạnh hàng đầu thế giới về điện mặt trời, ngay từ năm 1996, nước này đã có chính sách đầu tiên về điện mặt trời và điện gió với Chương trình Ánh sáng (Brightness Program), mang điện về khu vực vùng sâu vùng xa chưa có lưới điện. Vào đầu thập niên 2000, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp tín dụng, tăng đầu tư vào nghiên cứu phát triển và thành lập các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia sản xuất các sản phẩm năng lượng mặt trời để xuất khẩu. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn thường xuyên tung ra các khoản trợ cấp dành riêng cho năng lượng mặt trời.

Ở Việt Nam, mấy năm trở lại đây, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích nên phân khúc điện mặt trời phát triển rất nhộn nhịp với nhiều dự án quy mô lớn tập trung tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các chính sách phát triển điện mặt trời áp mái (như chính sách về giá, các gói tín dụng, sự hỗ trợ của Điện lực cho việc đấu nối – mua bán điện mặt trời…) khiến chi phí đầu tư giảm dần và điện mặt trời hộ gia đình thuận lợi “nở rộ” trên khắp mọi miền đất nước.

chi-phi-dien-mat-troi-ngay-cang-giam-du-o-quy-mo-nao3

Điện mặt trời ngày càng “nở rộ” trên các mái nhà

Bên cạnh chính sách khuyến khích của chính phủ các quốc gia, nguyên nhân cực kỳ quan trọng giúp giảm chi phí điện mặt trời là giá thành các tấm pin năng lượng mặt trời ngày càng giảm. Theo Bloomberg New Energy Finance, năm 2015, giá bán một tấm pin mặt trời chỉ còn khoảng 0,3 USD/watt, giảm 253 lần so với năm 1977 (76 USD/watt). Giá thành pin mặt trời giảm khiến các khoản đầu tư cho điện mặt trời ngày càng xuống thấp vì đây là vật tư chính chiếm phần lớn chi phí của cả hệ thống. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự cạnh tranh của các nhà sản xuất pin mặt trời trên khắp thế giới. Để phát triển và chiếm lĩnh thị phần, họ phải tập trung nghiên cứu công nghệ tối ưu hiệu suất, đồng thời giảm giá thành sản phẩm chiếm ưu thế. Trong tương lai, pin mặt trời hứa hẹn sẽ ngày càng được phát triển nâng cao hiệu suất và tiếp tục có giá hấp dẫn.

Nhờ chi phí giảm, bức tranh điện mặt trời toàn cầu đang ngày càng khởi sắc về quy mô, công suất và thể hiện rõ vai trò của mình trong tổng thể ngành năng lượng.

Nguôn: Tổng kho SolarStore