Bill Gates nghiên cứu loại toilet biến chất thải thành năng lượng
Solarstore.vn – Khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới đang sống trong tình trạng không có toilet hợp vệ sinh. Cho nên, các nhà khoa học Anh đã thiết kế ra loại toilet khô sản sinh ra năng lượng với giá thành thấp sẽ được thử nghiệm ở châu Phi vào cuối năm nay.
Loại toilet mới có tên Màng Nano sẽ được sử dụng thân thiên với môi trường và dễ bảo dưỡng, nó được Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ sản xuất.
Nếu cuộc thử nghiệm toilet mới thành công thì nó sẽ được sử dụng trên mọi phương tiện, từ trong quân sự đến du thuyền sang trọng.
Nguyên tắc hoạt động của toilet dựa vào công nghệ nano, tạo lắng để tách hơi nước trong chất thải của con người. Nước thải ra dùng để tưới cây.
Đồng thời quá trình này cũng làm sạch và loại bỏ mầm bệnh trong khi chất lỏng bay hơi. Chất thải được biến thành các hạt bọc nano, thành dạng giọt nước sạch ở đầu kia.
Hệ thống xoay Archimede kích hoạt bộ truyền động đẩy chất thải vào ngăn thứ hai để đốt thành tro và nhiệt lượng.
Các chi tiết của ngăn thứ hai vẫn đang được hoàn thiện. Các nhà thiết kế cho biết toilet có thể sản sinh ra năng lượng đủ cho cả quá trình vận hành, và một phần chất thải đủ để nạp điện cho các thiết bị nhỏ như điện thoại di động.
Phần còn lại có thể dùng để làm phân bón. Nắp đóng toilet và cơ cấu xoay đặc biệt (thay cho nước) có tác dụng ngăn mùi hôi bay ra ngoài.
Người dân các nước đang phát triển thường có thói quen “giải quyết nỗi buồn” ngoài trời gây ra tình trạng mất vệ sinh.
Những nhà sản xuất toilet dự định phân phối thông qua hệ thống bán lẻ làm giảm giá bán. Ghana là nước sẽ được dùng thử nghiệm đầu tiên.
Màng Nano được các nhà nghiên cứu của trường ĐH Cranfield thiết kế chế tạo, đã được vào vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo Công nghệ sạch.
Nhà nghiên cứu Elise Cartmell trong nhóm thiết kế toilet cho biết: “Chúng tôi rất vui vì thấy giải pháp sáng tạo này được nước Anh công nhận qua cuộc thi Sáng tạo Công nghệ sạch”.
“Toilet Màng Nano có triển vọng làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người bằng điều kiện vệ sinh sạch sẽ và an toàn”.
Nguồn: Science Ale