Bao nhiêu trở ngại cho mục tiêu 1,50C?

Bao nhiêu trở ngại cho mục tiêu 1,50C?

Solarstore.vn – Cuối cùng, một thỏa thuận cơ bản về biến đổi khí hậu đã đạt được Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Paris (COP21), trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, vượt qua những khó khăn chồng chất.


Biếm họa của Marian Kemensky, Slovakia

Biếm họa của Marian Kemensky, Slovakia


195 quốc gia đã nhất trí ký vào bản thỏa thuận sẽ giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,50C so với thời tiền công nghiệp hóa nhằm “làm giảm đáng kể rủi ro và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”.
Tại sao lại là 1,50C?
Trước đó, mục tiêu được đặt ra là 20C nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng như thế là chưa đủ. Vào tuần lễ ngay trước khi thỏa thuận đạt được ở Paris, một nghiên cứu trên tạp chí Nature Geoscience viết: “Không có đánh giá khoa học nào rõ ràng biện minh cho mức mục tiêu 20C sẽ là an toàn với tình trạng nóng lên của Trái đất hiện nay”.
Đứng đầu nghiên cứu là Reto Knutti, một giáo sư về biến đổi khí hậu người Thụy Sĩ. “Chúng ta có thể định lượng rủi ro ở mức 1,5 hay 20C, nhưng chúng ta không bao giờ chỉ có thể sử dụng khoa học để giải thích cho bất cứ mục tiêu nào. Đó luôn là câu hỏi về những giá trị sống của chúng ta – Knutti nói –Chúng ta phải quyết định với tư cách là một xã hội, chúng ta sẽ chấp nhận rủi ro tới đâu.
Rốt cuộc, con số 20C chỉ là một sự đồng thuận chính trị được đưa ra khi những người làm chính sách lúc bấy giờ cho rằng nó vừa khả thi, vừa có thể chấp nhận được. Đã tới lúc để khoa học thật sự vào cuộc”.
Lịch sử được chấp nhận của mục tiêu 20C bắt nguồn từ William Nordhaus, một kinh tế gia ở Đại học Yale, người nêu ra con số đó ở một trong những tài liệu đầu tiên về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng kinh tế của nó. Năm 1975, Nordhaus viết:
Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 hoặc 30C so với nhiệt độ trung bình hiện giờ, điều kiện khí hậu sẽ đi ra khỏi những quan sát mà chúng ta biết được trong vài trăm ngàn năm trở lại đây”. Nordhaus cũng vẽ một biểu đồ sơ bộ về lịch sử của khí hậu và nói tăng thêm 20C nữa “sẽ khiến khí hậu đạt tới mức cực đại trong hơn 100.000 năm qua”.
Khoa học khí hậu đã tìm hiểu rất nhiều về mức mục tiêu này trong 40 năm qua. Nhưng trước khi họ kịp đưa ra những giải thích đầy đủ, 20C đã trở thành mục tiêu của các tài liệu chính thức. Châu Âu chịu trách nhiệm chính cho việc này ở thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Copenhagen năm 2009.
Quyết tâm phải có một mục tiêu cụ thể, con số này đã trở thành “ranh giới nguy hiểm của tình trạng biến đổi khí hậu” từ đó tới nay.
Mục tiêu mới, 1,50C, chỉ khác biệt nửa độ so với mục tiêu cũ và với việc con người sống ở những nơi có nhiệt độ dao động từ -600C tới 500C, có vẻ như sự khác biệt đó là không lớn. Tuy nhiên, Will Steffan, thành viên Hội đồng khí hậu Úc, có mặt ở Paris, giải thích: “Không thể nhầm lẫn nhiệt độ mà các nhà khoa học chúng tôi sử dụng với thang nhiệt độ hằng ngày mọi người vẫn trải qua”.
Dù cả hai đều là đơn vị 0C, Steffan nói mục tiêu mà các nhà khoa học đặt ra cho COP21 phải được hiểu trong tổng thể hệ thống khí hậu toàn cầu. “Tăng thêm 50C nữa không có nghĩa là một địa điểm cụ thể, dù là Canberra hay Sydney hay Darwin, sẽ nóng thêm 5 độ – ông nói.

“Phải hiểu rằng điều đó đồng nghĩa với toàn bộ băng ở hai cực của Trái đất sẽ tan hết, và nhiều vùng sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển, trong khi những vùng rộng lớn khác trở thành hoang mạc, những khu vực khổng lồ trước kia con người sống được giờ thì không. Trong thời băng hà cuối cùng, nhiệt độ toàn cầu chỉ cần giảm đi 50C nhưng phần lớn châu Âu và Bắc Mỹ đã nằm sâu vài kilômet dưới băng”.

Trong bối cảnh các nhà khoa học cải thiện hiểu biết của chúng ta về biến đổi khí hậu, họ cũng nhận ra rằng mức 20C vẫn là quá nguy hiểm. “Ở 20C, nước biển đã dâng lên vài mét – giáo sư Steffan nói – Một số quốc gia – đảo quốc nhỏ sẽ chấm dứt sự tồn tại”.
Ông nói những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, các đợt nóng và lạnh bất thường cũng sẽ phổ biến hơn nhiều nếu Trái đất nóng thêm 20C. “Các rạn san hô sẽ không còn tồn tại ở 20C, chúng thậm chí khó sống nổi ở mức 1,50C”.
Đáng sợ hơn, thế giới có thể đã vượt qua mốc mà chúng ta có thể làm chậm lại quá trình nóng lên rồi, theo Steffan, khi mà khí gây hiệu ứng nhà kính đã thoát ra quá nhiều vì băng tan nhanh chóng ở vùng Siberia, khiến con người có thể không còn kiểm soát được tình hình nữa.
Howard Bamsey, một chuyên gia đàm phán lâu năm của đoàn Úc ở COP, nói mục tiêu 1,50C thật ra đã luôn được nhắc tới, kể cả vào năm 2009 khi mục tiêu 20C được chính thức thiết lập.
Năm 2011, thư ký điều hành của Cơ quan khí hậu Liên Hiệp Quốc Christina Figueres từng nói: “20C là không đủ, chúng ta nên nghĩ tới 1,50C. Nếu chúng ta không nghĩ thế, chúng ta sẽ gặp rắc rối rất lớn”.
Ông Bamsey tiết lộ mức 1,50C cũng đã là mục tiêu lâu nay của những đảo quốc dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
Ngay đầu các cuộc thương lượng ở Paris năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chụp ảnh với những nhà lãnh đạo quyền lực kém xa ông của những đảo quốc rải rác trên các đại dương, một tấm hình nhiều ý nghĩa, gửi đi thông điệp rằng nước Mỹ cũng muốn mục tiêu 1,50C.
Những việc cần làm tiếp theo

2oC là không đủ, chúng ta nên nghĩ tới 1,50C. Nếu không chúng ta sẽ gặp rắc rối rất lớn.

Christina Figueres

(Thư ký điều hành của Cơ quan 
khí hậu Liên Hiệp Quốc)

Một thỏa thuận chung là rất đáng khích lệ, nhưng chưa đủ. Các nước phải biến những gì đã hứa hẹn thành hiện thực.
Trước hết, để thỏa thuận đi vào hiệu lực, nó phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55/195 nước đồng ý. 55 nước đó cũng phải đại diện cho ít nhất 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Về cơ bản, đây chỉ là vấn đề thủ tục do sự đồng thuận chính trị đã được nhất trí.
Chính quyền Obama cũng đã tranh luận rằng họ có thể phê chuẩn thỏa thuận thông qua một sắc lệnh hành pháp, để không phải đi qua nghị viện đầy nhiêu khê với quá nhiều nghị sĩ Cộng hòa bảo thủ nghi ngờ khoa học biến đổi khí hậu.
Thứ hai, các nước ký thỏa thuận sẽ phải hướng tới việc giảm dần, tiến đến chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Rất nhiều trong số 195 nước ở Paris vẫn đầu tư mạnh tay cho các công nghệ nhiên liệu gây ô nhiễm khi không bị quốc tế chú ý.
Chấm dứt trợ giá cho các loại nhiên liệu hóa thạch là điều một số nước có thể và nên làm ngay lập tức. Nếu 20 nước lớn chấp nhận thực hiện điều này, lượng khí thải CO2 sẽ ngay lập tức giảm 11%. Nếu dùng tiền đó đầu tư cho năng lượng xanh thì mức giảm sẽ lên tới 18% đến năm 2020.
Laura Merrill, một nhà nghiên cứu lâu năm người Mỹ về biến đổi khí hậu, nói với CNN rằng lượng phát thải toàn cầu sẽ giảm ít nhất 10% nếu toàn bộ trợ giá cho năng lượng hóa thạch chấm dứt. “Đó là con voi trong phòng, ai cũng nhìn thấy nhưng không ai dám nhắc tới – Merrill nói –
Chúng tôi ước tính mức trợ giá toàn cầu hiện tại là 500 tỉ đôla Mỹ cho người tiêu dùng và 100 tỉ đôla Mỹ cho nhà sản xuất (các loại nhiên liệu hóa thạch), những số tiền khổng lồ có thể được dùng cho năng lượng sạch”.
Những nước đang trợ giá nhiều nhất chính là những nước quan trọng nhất như Mỹ, Trung Quốc, Nga và Saudi Arabia. Vào lúc giá dầu và than đá đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, đây chính là thời điểm lý tưởng để hành động.
Thứ ba, cần phải có một loại thuế đánh vào những đối tượng gây ô nhiễm. Hiện mới có khoảng 40 nước triển khai một hình thức đánh thuế carbon trên thực tế, theo một báo cáo năm 2014 của Ngân hàng Thế giới. Trung Quốc còn đang lên kế hoạch và đã thử nghiệm ở một số khu vực.
Mỹ và một số nước giàu khác vẫn chưa hành động. Để loại thuế này có tác dụng, nó sẽ cần phải được áp dụng trên phạm vi toàn cầu, bởi sẽ không ích gì nếu ở châu Âu các nhà máy gây ô nhiễm phải trả tiền, còn ở Trung Quốc thì không.
Thứ tư là sự đồng thuận chính trị. Ở Paris, điều đó đã đạt được bước đầu, nhưng ở tầm mức quốc gia và khu vực sẽ vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Mỹ đặc biệt là một quốc gia nhiều chia rẽ. Thỏa thuận Paris “sẽ bị quăng vào sọt rác trong 13 tháng nếu một ứng viên Cộng hòa đắc cử tổng thống Mỹ” – theo bình luận của CNN. Hầu hết các ứng viên Cộng hòa của Mỹ đều chỉ trích thỏa thuận này.
Cuối cùng, chúng ta cần sự đầu tư nghiêm túc hơn cho công nghệ xanh, bởi chỉ như thế thì mục tiêu 1,50C mới có thể đạt được. Chúng ta thật ra đã có rất, rất nhiều công nghệ nhiên liệu xanh tiến bộ, từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió cho tới địa nhiệt, cho quá trình chuyển giao. Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm hơn cũng sẽ góp phần vào câu trả lời.
Nhưng với quy mô cần thiết để tạo ra sự thay đổi, theo lời Bill Gates, “chúng ta phải đánh cược lớn hơn” vào những công nghệ xanh. Nói là làm, ngay sau khi ở Paris đạt được một thỏa thuận, Gates đã tuyên bố đầu tư hàng tỉ đôla Mỹ cho nghiên cứu năng lượng sạch.
Thỏa thuận Paris có thể sẽ là một bước ngoặt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhưng chỉ khi những tham vọng và cam kết được biến thành hành động cụ thể.■

Nguồn: Tuoitre.vn