Australia phê duyệt dự án kết hợp điện mặt trời và điện gió lớn nhất thế giới
Dự án kết hợp điện mặt trời và điện gió này trị giá 13,2 tỉ USD, sẽ phủ kín 660.000 hécta đất, tạo ra 15 GWp điện để xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.
Thông báo từ Cơ quan quản lý môi trường thuộc bang Tây Australia ngày 04/5/2020, cơ quan này vừa phê duyệt dự án Trung tâm Năng lượng Tái tạo châu Á, là dự án kết hợp điện mặt trời và điện gió nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại với trị giá 22 tỉ AUD (tương đương 13,2 tỉ USD). Dự án nằm ở khu vực vùng Pilbara, bang Tây Australia, là kết quả hợp tác của một nhóm tập đoàn năng lượng lớn của Australia và châu Á, trong đó đứng đầu là các Tập đoàn Intercontinental Energy, Vestas và CEP Energy Asia.
Hệ thống trang trại của dự án này sẽ được xây dựng với 1.743 tua-bin gió (mỗi tua-bin cao 260m) và các tấm pin năng lượng mặt trời trên diện tích 660.000ha. Quá trình xây dựng sẽ được bắt đầu từ năm 2025 và kéo dài trong vòng 10 năm. Sau khi hoàn thành, nó sẽ tạo ra khoảng 15 GWp điện mặt trời và điện gió để xuất khẩu sang Indonesia và có thể là cả Singapore thông qua hệ thống dây cáp biển. Theo cơ quan chức năng của Australia, công suất điện mà siêu dự án tạo ra sẽ gấp hơn 2,5 lần công suất năng lượng tái tạo đã được lắp đặt tại nước này trong vòng 3 năm qua.
Một trang trại điện mặt trời gần Thủ đô Canberra của Australia (Ảnh internet)
Australia đang là đất nước đứng hàng đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo. Tốc độ tăng trưởng năng lượng tái tạo của “xứ sở chuột túi” cao gấp 10 lần tốc độ bình quân của toàn cầu. Trong đó, năm 2018 là năm kỷ lục lắp đặt năng lượng tái tạo ở nước này với 5,1 GWp (so với 2,2 GWp vào năm 2017), số lượng trang trại năng lượng mặt trời tăng đến 10 lần so với năm 2017. Từ năm 2018 đến nay, hầu hết các tiểu bang của Australia đã lắp đặt trang trại năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Từ đầu năm 2020, Thủ đô Canberra của Australia đã sử dụng 100% điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo. Chính quyền thành phố này còn xem xét việc thay đổi các loại xe ô tô công vụ, xe buýt, thậm chí cả xe cứu hỏa sang các dòng xe điện thân thiện với môi trường. Đây là thành phố thứ 8 trên thế giới và là thành phố đầu tiên ngoài châu Âu sử dụng
Australia đang là đất nước đứng hàng đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo. Tốc độ tăng trưởng năng lượng tái tạo của “xứ sở chuột túi” cao gấp 10 lần tốc độ bình quân của toàn cầu. Trong đó, năm 2018 là năm kỷ lục lắp đặt năng lượng tái tạo ở nước này với 5,1 GWp (so với 2,2 GWp vào năm 2017), số lượng trang trại năng lượng mặt trời tăng đến 10 lần so với năm 2017. Từ năm 2018 đến nay, hầu hết các tiểu bang của Australia đã lắp đặt trang trại năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Từ đầu năm 2020, Thủ đô Canberra của Australia đã sử dụng 100% điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo. Chính quyền thành phố này còn xem xét việc thay đổi các loại xe ô tô công vụ, xe buýt, thậm chí cả xe cứu hỏa sang các dòng xe điện thân thiện với môi trường. Đây là thành phố thứ 8 trên thế giới và là thành phố đầu tiên ngoài châu Âu sử dụng 100% điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo. Dự kiến từ ngày 01/7/2020, thành phố Sydney (bang New South Wales, Australia) cũng sẽ sử dụng 100% điện năng lượng tái tạo cho tất cả tòa nhà và trụ sở do hội đồng thành phố này sở hữu, trong đó có 75% là điện gió và 25% là điện mặt trời. Việc sử dụng 100% nguồn năng lượng điện tái tạo dự kiến sẽ giúp Sydney tiết kiệm đến 500 nghìn AUD/năm (tương đương 340 nghìn USD/năm).
Chính quyền Australia hi vọng siêu dự án kết hợp điện mặt trời và điện gió sẽ góp phần nhân rộng hơn nữa sự phát triển của năng lượng tái tạo tại quốc gia này, thay thế cho năng lượng truyền thống, nhằm giảm thiểu phát thải khí CO2 và bảo vệ môi trường.
Nguồn: Solarstore