Vốn FDI đổ vào năng lượng mặt trời

Vốn  FDI đổ vào năng lượng mặt trời

 Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm chính thức Việt Nam. Năm 2017, GDP Việt Nam dự kiến tăng 6,6%, FDI đạt 10 tỷ USD. Dự báo xuất khẩu nhựa tăng 3,5-6%…
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm chính thức Việt Nam Ngày 16/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt nam trong hai ngày theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Hai bên sẽ đi sâu thảo luận về các biện pháp cụ thể, nhằm tiếp tục tăng cường sự tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, lao động, quốc phòng, an ninh, giao lưu địa phương…
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng  Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Thủ tướng Shinzo Abe hội đàm, chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác, tham dự và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản.
Năm 2017, GDP Việt Nam dự kiến tăng 6,6%, FDI đạt 10 tỷ USD
Ngân hàng Stanlard Chartered vừa giới thiệu Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu. Theo đó, Ngân hàng này dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2017 sẽ trở lại quỹ đạo, đạt 6,6% sau khi bị chậm lại trong năm 2016 do ảnh hưởng của hạn hán.
Mức tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất và xây dựng sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong năm 2017. Standard Chartered cũng dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có thể sẽ chậm lại trong năm 2017 nhưng sẽ vẫn ở wmcs cao, khoảng 10 tỷ USD.
Năm 2017, xuất khẩu Việt Nam dự báo chỉ tăng nhẹ, do ảnh hưởng của sức cầu yếu từ các thị trường như châu Âu và Mỹ. Lạm phát sẽ gia tăng, đạt trung bình 4,3% trong khi chính sách lãi suất không thay đổi và tỷ giá chỉ điều chỉnh nhẹ.
Dự báo xuất khẩu nhựa tăng 3,5-6%
Theo dự báo của Hiệp hội Nhựa Việt nam (VPA), kim ngạch XK nhựa sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017, với mức tăng khoảng 3,5-6%. Nhật Bản và Mỹ là thị trường NK nhựa chính.
Phân tích cơ hội XK trong năm 2017 ở một số thị trường chính, Chủ tịch VPA cho biết, với nhu cầu NK các sản phẩm nhựa lên đến 8 tỷ USD/năm, Nhật Bản vẫn luôn là một trong những thị trường rất tiềm năng cho sản phẩm nhựa Việt Nam XK. Đối với thị trường Hoa Kỳ, hiện sản phẩm túi nhựa vẫn tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá. Tuy vậy, Hoa Kỳ còn NK nhiều vải bạt, nhựa gia dụng và các sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển và đóng gói…
Xăng có thể phải chịu thuế bảo vệ môi trường 8.000 đ/lít
Bộ Tài chính đang nghiên cứu để nâng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng (trè ethanol) từ mức 1.000 – 4.000 đ/lít hiện nay lên 3.000 – 8.000 đ/lít.
Ngoại trừ mặt hàng dầu hỏa vẫn giữ nguyên mức khung thuế suất là 300 – 2.000 đồng/lít, các loại xăng dầu khác đều bị nâng mức khung thuế suất. Cụ thể, nhiên liệu bay từ 1.000 – 3.000 đ/ít lên 3.000 – 6.000 đ/lít; dầu diezel từ 500-2.000 đ/lít lên 1.500 – 4.000 đ/lít; dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn từ 400 – 2.000 đ/lít lên 900 – 4.000 đ/lít; túi nilon từ 30.000 – 50.000 đ/kg lên 40.000 – 80.000 đ/kg…
Australia đồng ý về nguyên tắc nhập khẩu thanh long từ Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia vừa công bố bản báo cáo cuối cùng, phục vụ việc đánh giá các yêu cầu an toàn sinh học đối với việc nhập khẩu thanh long tươi từ Việt Nam.
Bản báo cáo khuyến nghị Australia cho phép nhập khẩu thanh long tươi từ tất cả các vùng sản xuất thanh long thương mại của Việt Nam, với điều kiện phải đáp ứng được các điều kiện về an toàn sinh học.
Hiện ngoài thanh long, Australia đang tiến hành xem xét nhập khẩu một số loại quả tươi khác của Việt Nam.
Tăng cường kiểm tra mặt hàng Dioctyl orthophthlat
Bộ Tài chính cho biết, sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra trị giá hàng hóa, đưa mặt hàng Dioctyl orthphthlat (DOP) vào diện mặt hàng cần quản lý rủi ro, tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa, han chế tình trạng gian lận thương mại, gây khó khăn cho sản xuất trong nước.
Số liệu thống kê của TCHQ cho thấy, năm 2015, nhập khẩu DOP là 9,2 triệu USD, tăng 29,7% so với năm 2014. Trong 11 tháng của năm 2016, nhập khẩu DOP là 13,9 triệu USD, tăng 70,2% so với cùng kỳ năm 2105. Xét riêng thị trường Trung Quốc, lượng nhập khẩu chiếm 5% tổng lượng nhập khẩu năm 2015 và tăng lên 15% trong 11 tháng của năm 2016, với trị giá chiếm tương ứng là 9% và 24%.
Vốn  FDI đổ vào năng lượng mặt trời
Việt Nam đang trở thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, Đài Loan mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của thế giới cũng như tân dụng các lợi thế về thuế để xuất khẩu sang hai thị trường lớn nhất là Mỹ và châu Âu.
Công ty Vina Solar vừa ký được hợp đồng với công ty sản xuất tấm pin năng lượng hàng đầu của Trung Quốc là GCL-SI và Công ty Trina Solar để phát triển các dự án sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời với công suất 600 MW và 1 GW tại nhà máy ở Việt Nam. Trong đó, Công ty GCL-SI tuyên bố đầu tư 32 triệu USD cùng với Vina Solar tại Việt Nam.
Sự hợp tác này sẽ mang lại lợi ích hai bên cùng có lợi, giúp đưa công nghệ sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời cho Việt Nam cũng như tạo ra khoảng 1.000 việc làm.
Nguồn: VITIC tổng hợp/Báo đầu tư, Thời báo kinh tế Việt Nam…